CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ LẠI THƯƠNG HIỆU TRƯỚC “BÃO THUẾ QUAN”

Trước những biến động liên tục trong chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đứng trước thay đổi hoặc “bị thay thế” buộc các doanh nghiệp phải xây dựng lại chiến lược định vị lại thương hiệu của mình để đối phó với cơn “bão thuế quan” hiện nay.

Trước những biến động trong chính sách thương mại toàn cầu, nhiều thương hiệu từ các nền tảng bán lẻ giá rẻ đến các tập đoàn xa xỉ đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với chi phí gia tăng và những thay đổi trong hành vi tiêu dùng trên thị trường quốc tế.

Định vị lại thương hiệu – Tăng sức mạnh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Giữa thời điểm thuế quan còn rất nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp có xu hướng phản ứng nhanh bằng các giải pháp mang tính ngắn hạn như khuyến mãi, giảm giá, tăng chi tiêu quảng cáo để kích cầu. Những cách làm này có thể giúp tăng doanh số trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài lại khiến thương hiệu bị loãng, biên lợi nhuận bị bào mòn và giá trị doanh nghiệp giảm sút.


Ngược lại, những doanh nghiệp kiên định đầu tư vào thương hiệu – từ chiến lược định vị đến trải nghiệm khách hàng và xây dựng niềm tin thị trường – thường là những đơn vị có khả năng chống chịu tốt nhất khi khủng hoảng thuế quan có thể xảy ra. Trong thời điểm bất ổn, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những gì quen thuộc, đáng tin cậy và mang lại cảm giác an toàn. Đó chính là vai trò của một thương hiệu mạnh: trở thành mỏ neo niềm tin giữa cơn bão thị trường.


Tuy nhiên, đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc, đặc biệt trong thời điểm thuế quan còn chưa ngã ngũ như hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải hành động tức thì, quyết liệt và định hướng lâu dài. Định vị lại thương hiệu là điều cần thiết nhất lúc này. Một khi thuế quan được Mỹ áp dụng thì ngay tức thì chuỗi cung ứng thế giới sẽ bị xáo trộn. Hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng và cách thức ra quyết định mua cũng hoàn toàn thay đổi. Bởi thế cách tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp cần được đổi mới. Hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng cần được xây dựng lại cho phù hợp với tâm lý của khách hàng và thiện chí mua hàng của họ.

Xu hướng xây dựng thương hiệu tương lai

Thương hiệu trong kỷ nguyên số không còn được định nghĩa đơn thuần bằng logo hay slogan, mà là trải nghiệm tổng thể và xuyên suốt mà khách hàng cảm nhận trong từng điểm chạm – từ online đến offline, từ truyền thông đến dịch vụ hậu mãi. Việc ứng dụng nền tảng công nghệ như AI, Big Data và Martech cho phép thương hiệu cá nhân hóa thông điệp, hành vi và trải nghiệm theo thời gian thực. Đây được xem như một yếu tố quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc và phản hồi nhanh chóng.


Bên cạnh đó, các yếu tố về phát triển bền vững (ESG) bao gồm môi trường, xã hội và quản trị đang trở thành chuẩn mực không thể thiếu của thương hiệu mạnh. Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, không chỉ chọn sản phẩm tốt mà còn quan tâm đến việc thương hiệu đó có trách nhiệm với cộng đồng và thế giới này hay không.


Xu hướng toàn cầu cũng cho thấy sự chuyển dịch mạnh từ branding tĩnh sang branding động. Nơi thương hiệu không chỉ định vị một lần và giữ nguyên, mà phải liên tục thích nghi, làm mới để phù hợp với bối cảnh mà vẫn giữ vững bản sắc cốt lõi.


Đối với doanh nghiệp, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết: phải bắt nhịp nhanh với sự thay đổi. Trong thời đại niềm tin được xây dựng từng phút, tốc độ tạo dựng uy tín thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn – thậm chí quan trọng hơn cả tốc độ bán hàng.


Bão thuế quan chỉ là một trong những yếu tố quyết định buộc các doanh nghiệp phải hành động nhanh - mạnh mẽ - quyết liệt để thay đổi và thích nghi với thế giới ngày càng biến động mà thôi. Định vị lại thương hiệu là câu chuyện cần được trao đổi và làm mới liên tục để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang theo kịp bước chân phát triển từng ngày thời đại.


Tags